Rối loạn tiền đình căn bệnh không của riêng ai

Rối loạn tiền đình căn bệnh không của riêng ai

   

   Rối loạn tiền đình là tình trạng phổ biến có thể gặp ở mọi độ tuổi. Có tới 98% người bệnh rối loạn tiền đình bị bỏ sót do các triệu chứng không đặc trưng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nếu không được điều trị kịp thời rối loạn tiền đình sẽ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi khởi phát, người bệnh dễ bị té, ngã gây chấn thương từ nhẹ tới nặng. Nguy hiểm hơn, rối loạn tiền đình còn là biểu hiện của nhồi máu não và nhiều bệnh lý nguy hiểm.

   

   Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình… Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn… Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

                                                               Ảnh 1: các triệu chứng rối loạn tiền đình

  

   Lâu nay đa phần mọi người đều nghĩ rằng chỉ phụ nữ mới mắc căn bệnh rối loạn tiền đình này nhưng không.  Ai cũng có thể mắc phải căn bệnh rối loạn tiền đình này chứ không chỉ phụ nữ hay người già dù là độ tuổi nào giới tính nào cũng đều mắc phải.  Nguyên nhân của căn bệnh này có thể kể đến do viêm (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…), do chuyển hóa và bệnh lý mạch máu (rối loạn chuyển hóa lipid, xơ vữa mạch máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, nhồi máu động mạch…), do u (chèn ép cơ quan tiền đình) và do vấn đề dinh dưỡng, lối sống và môi trường. Hội chứng Meniere: Phù nề vùng tai trong

Viêm tai giữa cấp và mạn, Dị dạng tai trong. Chấn thương vùng tai trong, U dây thần kinh số VIII, Sỏi nhĩ. Tác dụng không mong muốn của thuốc (streptomycin, gentamycin…); rượu, ma túy, Say tàu xe, Nhãn cầu: Nhìn đôi

                                                               Ảnh 2: triệu chứng rối loạn tiền đình.

 

   Rối loạn tiền đình  được chia ra làm 2 loại đó là tiền đình trung ương và tiền đình ngoại biên. Hệ thống tiền đình ngoại biên nằm ở tai trong của con người (gồm hệ thống vòng bán khuyên, ốc tai, thần kinh tiền kinh), còn hệ thống tiền đình trung ương nằm ở phần hành – cầu não (nhân tiền đình, các đường dẫn truyền trong não).

Rối loạn tiền đình ngoại biên: thường gặp với biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế. Đây là bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Rối loạn tiền đình ngoại biên còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Rối loạn tiền đình trung ương: là bệnh lý thường gặp, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng có kèm theo nôn.

   

   Một vài lưu ý để tránh nguy cơ rối loạn tiền đình: Thận trọng trong tư thế sinh hoạt, không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh. Cần thường xuyên tập thể dục thể thao, tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính. Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy. Uống đủ nước 2 lít/ngày, tránh để quá khát mới uống nước. Giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt…  Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không được leo trèo cao và phải hợp tác với thầy thuốc để việc điều trị được tốt.

 

   Một vài kiến thức và lưu ý về căn bệnh rối loạn tiền đình trên sẽ giúp bạn biết cách phát hiện bệnh sớm phòng ngừa và chữa trị một cách tốt nhất. Hạn chế hết mức có thể với căn bệnh rối loạn tiền đình này. Chúc bạn có một sức khoẻ thật vững vàng.

Bài viết liên quan

10 Lợi ích tuyệt vời khi bạn uống nước vào buổi sáng

Các chuyên gia có lời khuyên hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày chắc hẳn ai cũng biết nhưng bạn có biết thời điểm uống nước tốt nhất là vào buổi sáng. Để khởi đầu một ngày mới năng động, bạn có thể uống nước vào buổi sáng như thói quen của người Nhật […]

Xem thêm

Những thói quen hằng ngày giúp giảm mỡ bụng đáng kể mà chị em nên lưu ý

Mỡ bụng là một cái tên gây khó chịu đối với tất cả các chị em phụ nữ và việc giảm mỡ bụng còn khó khăn hơn tất cả. Việc giảm mỡ không khó khăn như mọi người nghĩ. Việc giảm mỡ có chính trong những thói quen hằng ngày dưới đây các chị em […]

Xem thêm

Viêm khớp dạng thấp nguyên nhân dẫn đến tàn phế

Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới với trên 30% người trên 35 tuổi và 60% người trên 65 tuổi mắc căn bệnh về xương khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn […]

Xem thêm

Cúm A bệnh không nên chủ quan

Gần đây căn bệnh cúm A đang hoành hành khắp nơi. Nhưng mọi người còn coi nhẹ và khá chủ quan và không hề biết rằng căn bệnh này vô cùng nguy hiểm​​. Cúm A là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Khác với cảm, cúm có thể […]

Xem thêm

5 bệnh dễ mắc khi thời tiết giao mùa

Thời tiết cuối tháng 11 giao mùa trời mưa lâm râm trở lạnh đột ngột cũng là lúc mà các vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Đặc biệt là người già và trẻ nhỏ sức đề kháng yếu dễ lây bệnh. Gây nhiều phiền toái và rắc rối cho tất cả mọi người. Dưới đây […]

Xem thêm