Viêm khớp dạng thấp nguyên nhân dẫn đến tàn phế

Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới với trên 30% người trên 35 tuổi và 60% người trên 65 tuổi mắc căn bệnh về xương khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn ở nữ giới và đang có xu hướng trẻ hóa. Viêm khớp dạng thấp khởi phát với những triệu chứng nhẹ như sưng đau, cứng khớp. Ở giai đoạn nặng, bệnh có nguy cơ gây dính và biến dạng các khớp, tổn thương khớp, gân, dây chằng từ đó gây bán trật khớp, tàn phế.

   ​​​​Viêm khớp dạng thấp là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi (nhiều nhất là từ 30-60 tuổi), nữ thường gặp nhiều hơn nam. Viêm khớp dạng thấp không chỉ đơn thuần là bệnh lý về khớp mà còn là một bệnh tự miễn điển hình với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh diễn tiến phức tạp, gây hậu quả nặng nề. Do đó, bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì khả năng lao động, sinh hoạt và cải thiện tỷ lệ tàn phế, tử vong. Các chuyên gia y tế cho biết: Sau khi khởi bệnh 10 năm, khoảng 10-15% bệnh nhân bị tàn phế phải cần đến sự trợ giúp của người khác. Khả năng làm việc giảm khi người bệnh trên 50 tuổi và lao động nặng. Có nguy cơ tàn phế rất cao

                                                                   Ảnh 1: Phân biệt viêm khớp

   Biểu hiện của căn bệnh viêm khớp dạng thấp gồm: Người bệnh thấy sưng, đau các khớp nhỏ đối xứng ở tay và chân, thường đau nhiều về đêm hay gần sáng. Cứng khớp buổi sáng. Các hoạt động thường ngày như đánh răng, chải đầu có thể rất khó khăn vào sáng sớm và thường phải xoa bóp làm nóng để các khớp có thể cử động được. Cứng khớp thường kéo dài hơn một giờ. Tình trạng viêm khớp diễn biến kéo dài, có những đợt tiến triển cấp tính và có xu hướng tăng dần. Bên cạnh đó là các triệu chứng toàn thân, gồm: Mệt mỏi, sụt cân, thỉnh thoảng sốt nhẹ, cũng như biểu hiện về tim mạch và các cơ quan khác

   Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh nguy hiểm nhiều người mắc, nhưng do chưa nhận thức đúng về bệnh, khi thấy đau khớp, người bệnh thường coi đó chỉ là các hiện tượng nhức mỏi khớp thông thường, do thời tiết, do lao động nặng… mà không đi khám để được phát hiện bệnh kịp thời. Chính điều này làm cho cơ hội có thể can thiệp điều trị nhằm bảo toàn chức năng vận động của khớp bị bỏ qua, khiến sụn khớp bị tổn thương, hiện tượng hủy xương dưới sụn gây dính khớp, biến dạng khớp không hồi phục, dẫn đến mất chức năng hoạt động của khớp.

   Viêm khớp dạng thấp diễn biến từng đợt, ở giai đoạn đầu, nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp. Nếu có dấu hiệu bệnh cần chú ý và thăm khám bác sĩ ngay khi có những nguy cơ

                                                      Ảnh 2: Cần chú ý căn bệnh viêm khớp dạng thấp

  Cách phòng tránh tốt nhất:  Vào mùa đông – xuân, thời tiết lạnh và ẩm làm cho bệnh trầm trọng hơn, đặc biệt những hôm trời có mưa phùn, các khớp dễ bị sưng tấy, đau đớn. Những người bị viêm khớp dạng thấp tuyệt đối không được ra ngoài khi trời lạnh kèm theo mưa phùn. Trong tình huống bắt buộc phải đi ra ngoài, phải đi tất ấm và dùng áo đi mưa để tránh bị nước mưa dính vào người. Khi về nhà, nếu quần áo bị ẩm, cần thay ngay và lau khô người, chân tay. Người bệnh cũng nên phối hợp dùng thuốc và luyện tập, xoa bóp để khớp được vận động linh hoạt. Nhưng tuyệt đối không được tập quá cường độ, tác động mạnh đến khớp để tránh nguy cơ gây thoái hoá khớp do khớp đã có những tổn thương.

   Sức khoẻ mới là vàng căn bệnh nào thì cũng có những nguy hiểm riêng của nó mỗi người hãy tự ý thức bảo vệ bản thân và sức khoẻ trước bệnh tật nhất là những căn bệnh như viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó cần chú trọng vào chế độ ăn uống để duy trì sức khoẻ tốt mỗi ngày.

Bài viết liên quan

10 Lợi ích tuyệt vời khi bạn uống nước vào buổi sáng

Các chuyên gia có lời khuyên hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày chắc hẳn ai cũng biết nhưng bạn có biết thời điểm uống nước tốt nhất là vào buổi sáng. Để khởi đầu một ngày mới năng động, bạn có thể uống nước vào buổi sáng như thói quen của người Nhật […]

Xem thêm

Những thói quen hằng ngày giúp giảm mỡ bụng đáng kể mà chị em nên lưu ý

Mỡ bụng là một cái tên gây khó chịu đối với tất cả các chị em phụ nữ và việc giảm mỡ bụng còn khó khăn hơn tất cả. Việc giảm mỡ không khó khăn như mọi người nghĩ. Việc giảm mỡ có chính trong những thói quen hằng ngày dưới đây các chị em […]

Xem thêm

Rối loạn tiền đình căn bệnh không của riêng ai

Rối loạn tiền đình căn bệnh không của riêng ai        Rối loạn tiền đình là tình trạng phổ biến có thể gặp ở mọi độ tuổi. Có tới 98% người bệnh rối loạn tiền đình bị bỏ sót do các triệu chứng không đặc trưng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. […]

Xem thêm

Cúm A bệnh không nên chủ quan

Gần đây căn bệnh cúm A đang hoành hành khắp nơi. Nhưng mọi người còn coi nhẹ và khá chủ quan và không hề biết rằng căn bệnh này vô cùng nguy hiểm​​. Cúm A là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Khác với cảm, cúm có thể […]

Xem thêm

5 bệnh dễ mắc khi thời tiết giao mùa

Thời tiết cuối tháng 11 giao mùa trời mưa lâm râm trở lạnh đột ngột cũng là lúc mà các vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Đặc biệt là người già và trẻ nhỏ sức đề kháng yếu dễ lây bệnh. Gây nhiều phiền toái và rắc rối cho tất cả mọi người. Dưới đây […]

Xem thêm